Vape Hải Phòng - Một tin đồn độc ác được lưu truyền trên mạng xã hội vào năm 2015 đã cho rằng khói của thuốc lá điện tử chứa đầy formaldehyde. Chi tiết của nghiên cứu này được đăng trên một bài báo của Thời báo dược phẩm Anh (NEJM - New England Journal of Medicine). Chính bản thân tác giả còn khẳng định vape độc hại gấp 15 lần thuốc lá, đây là một lời nói dối trắng trợn.



Vì PG bị đổ cho là thủ phạm của Formaldehyde, và đa số tinh dầu đều chứa PG, cộng đồng vape đã lập tức phản đối nghiên cứu NEJM. Trong khi đó, một nhóm 40 nhà khoa học đã viết một lá thư chỉ trích nặng nề tới NEJM, yêu cầu bên đó phải giải thích và gỡ bài viết xuống ngay lập tức.

Cộng đồng khoa học đã khẳng định, tác giả nghiên cứu đã vô tình hoặc cố ý đẩy công suất của thiết bị thí nghiệm lên đến 800 độ C, dẫn đến việc tạo ra nồng độ formaldehyde cao như thế. Công suất trung bình thường được sử dụng chỉ ở mức 200 - 250 độ C.

Những thực phẩm hằng ngày chứa PG

PG không phải chất mới do cộng đồng vape tạo ra để pha tinh dầu. Từ năm 1900, các nhà khoa học đã thí nghiệm với PG để làm chất chống khuẩn. Năm 1940, giáo sư Theodore Puck phát hiện chất PG hóa hơi có thể diệt các khuẩn trong không khí như pneumococci, streptococci and staphylococci pathogens.



Từ lâu các nhà khoa học đã biết PG vô hại với con người, đó là lý do tại sao bài viết của NEJM lại gây tranh cãi đến vậy. Dưới đây là một số vật dụng hàng ngày thường thấy có chứa PG.

Kem: Mùa hè luôn là lúc kem được ưa chuộng nhất. Lần tới khi ra cửa hàng chọn mua một cây kem giải khát, bạn hãy xem thử bao gói nhé. Có thể bạn sẽ tìm thấy PG được liệt kê trong thành phần đấy.

Hỗn hợp bột bánh kem: PG là chất tạo ngọt được thêm vào các sản phẩm bánh kem.

Các loại trà có vị như loại của Dunkin Donuts cũng chứa PG. Những chiết xuất vị và phẩm màu dùng trong làm bánh cũng có chứa loại chất này. Trên thực tế, US FDA cũng xếp PG vào nhóm chất an toàn với con người. PG chỉ có tác dụng xấu khi sử dụng ở số lượng lớn, có thể khiến da bị nổi mẩn.