Một nghiên cứu quan sát của Đại học Luân Đôn đã xác nhận mối tương quan tích cực giữa việc sử dụng thuốc lá điện tử và thành công bỏ thuốc lá truyền thống. Bài báo được đăng trên The BMJ, một trong những từ báo y tế uy tín nhất thế giới vào ngày 14/9. Nghiên cứu phản biện lại những lo ngại về việc sử dụng thuốc lá điện tử sẽ khiến smoker không thực sự muốn bỏ thuốc lá. Các kết quả đồng tình với điều đó được đăng trong một bản báo cáo khác đăng trên Cocrane Library.

Một tuần Vape là tâm điểm của các báo

Tuần này vape lại trở thành tâm điểm của báo chí, và như mọi khi, báo chí không bao giờ nhắm đúng vào những điểm tốt của nó cả



Lý do lần này vape được lên điểm tin, bởi vì đã thêm những câu chuyện sai lệch dựa trên những bằng chứng không xác thực. Ở Naveda, tổ chức y tế cộng đồng đã phát động tấn công vào nghành công nghiệp vì cho rằng nó có nguy cơ gây ung thư. Về mặt tích cực thì, một nghiên cứu mới về ảnh hưởng về khói hơi nước của vape đã cho thấy nó không khác không khí thường là bao - Và một tòa án ở Bắc Ireland đã bác bỏ cáo buộc rằng thuốc lá điện tử đã khiến một tài xế say rượu không vượt qua được bài kiểm tra hơi thở.

>>> Chọn mua tinh dầu vape Mỹ

Những cáo buộc về vape khiến truyền thông Anh khủng hoảng

Truyền thông Anh lại một lần nữa rơi vào hoảng loạn vì những tin tức chống vape xuất hiện vào thứ ba sau một số ý kiến tại hội nghị tim mạch diễn ra tại Rome. Ví dụ nghiêm trọng nhất xuất hiện trên báo The Sun với tiêu đề “vaping cũng tệ hại như thuốc lá”, nhưng những bài báo tương tự cũng xuất hiện trên báo The Mirror, Daily Mail, Daily Telegraph và thậm chí trên Times. Một bài báo sau đó trên Times vào thứ tư đã có những giải thích cho những bài viết sai trước đó, nhưng đã quá muộn 

- Hầu hết những tờ báo lớn ở UK đã cho độc giả thấy những bài viết không đúng sự thật với những tiêu đề gây hiểu lầm.
Tiêu đề bài báo trên The Sun
Lý do cho tất cả sự náo động là một nghiên cứu của một nhà nghiên cứu Hy Lạp về ảnh hưởng của vape tới sự xơ cứng của động mạch vành. Căn cứ theo kết luận của ông ta, thì 30 phút hút vape liên tục bằng với 5 phút hút thuốc, giáo sư Charalambos Vlachopoulos đã kết luận rằng sử dụng thuốc lá điện tử cũng gây xơ cứng động mạch vành như hút thuốc lá.

Bề ngoài thì kết luận này có vẻ không sai, nhưng Clive Bates và những người khác đã chỉ ra rằng, đây không phải là một phát kiến mới, vì ai cũng đã biết rằng nicotine sẽ khiến các động mạch tạm thời bị cứng lại. Những tác nhân khác dẫn đến động mạch tạm thời bị cứng lại bao gồm caffein, tập luyện thể chất, xem phim, nghe nhạc hay chuyển đậu đầu. Khi so sánh với uống cà phê, thì mức độ động mạch bị cứng khi sử dụng thuốc lá điện tử là khá nhẹ.

Giáo sư Vlachopoulos cũng biết chuyện này (những nghiên cứu trước đây của ông bao gồm ảnh hưởng của caffein tới động mạch) nhưng ông ấy đã không nhắc đến nó ở Rome. Ông cũng không nhắc đến việc ảnh hưởng của vaping sau ba mươi phút sẽ tản đi sau vài phút, trong khi ảnh hưởng do thuốc lá sẽ lưu lại suốt một tiếng hay lâu hơn và trong thời gian dài sẽ gây tổn thương vĩnh viễn cho động mạch. Và không may là truyền thông đã không đọc kỹ câu chuyện trước khi vội vã ném ra những cái đầu đề “dở hơi”.

Hội kiểm soát thuốc lá Nevada tấn công công nghiệp vape vì thông tin sai lệch và cáo buộc gây ung thư

Cũng vào ngày thứ ba, một cơ quan y tế cộng đồng dễ dãi nhất của Mỹ đã công khai tấn công các công ty thuốc lá điện tử. Maria Azzarelli, điều phối viên kiểm soát thuốc lá của vùng phía nam Nevada đã nói với tờ Las Vegas Sun rằng nghành công nghiệp thuốc lá điện tử đang truyền bá những thông tin sai lệch. Trong câu nói của Azzarelli có nhiều mâu thuẫn, câu trước đá câu sau, câu trước cô nói bạn có thể mua thuốc lá điện tử trong tiệm tạp hóa, và câu sau cô lại nói chúng chỉ có thể mua được qua mạng trực tuyến. Cô cũng đã cho rằng “thuốc lá điện tử tạo ra thứ hơi mà ai cũng biết sẽ gây ung thư.”

Azzarelli đã có rất nhiều những lời phát biểu không chính xác như vậy, vào năm 2013, cô đã nói với đúng tờ báo ấy rằng phải có những nghiên cứu để biết được hơi thuốc lá điện tử có chứa ít “chất hóa học và chất gây ung thư” hơn thuốc lá hay không trong khi thông tin đó đã được biết rộng rãi trong năm từ lâu rồi. Và dựa theo ý kiến gần đây nhất của Azzarelli, thì cô ta đã quá tụt hậu so với khoa học hiện đại rồi.

Nghiên cứu mới cho thấy “không có chất độc gây ảnh hưởng tế bào” trong hơi vape

Cùng lúc đó, một nghiên cứu về ảnh hưởng của hơi vape tới các tế bào phổi đã được công bố. Những nghiên cứu trước đó về đề tài này khá sơ sài, sử dụng tinh dầu với các tế bào phổi nuôi cấy mỏng manh và dễ chết. Nghiên cứu mới đây sử dụng kỹ thuật phức tạp hơn, sử dụng chúng trên mô phổi được mô phỏng theo phổi của người để có thể có cái nhìn xác đáng hơn về ảnh hưởng của hơi vape. Và kết quả là, hơi vape không hề có ảnh hưởng gì tới chúng cả.

Mặc dù phải tiếp xúc liên tục với hơi vape được phát ra từ tinh dầu của các hãng khác nhau suốt sáu tiếng đồng hồ, mô hình phổi đó vẫn không hề bị ảnh hưởng, y hệt như mô hình trước đó được tiếp xúc với không khí. Trong khi cũng một mẫu y hệt đó khi được thử nghiệm với thuốc lá thường đã bị tổn thương nghiêm trọng và các tế bào đã chết đi.

Nghiên cứu mới này được thực hiện bởi BAT và công ty MatTek, mà sẽ có nhiều người cáo buộc rằng nghiên cứu này thiên vị và không khacash quan, nhưng các nhà nghiên cứu đã công bố cả cách thức tiến hành nghiên cứu của họ. Những người cảm thấy nghi ngờ với kết quả này hoàn toàn có thể tự làm lại nghiên cứu để kiểm chứng.

Cáo buộc “uống rượu lại xe” là tại thuốc lá điện tử đã bị bác bỏ

Cuối cùng, một người đàn ông Belfast đã cho rằng kết quả thử hơi thở của ông ta dương tính là do mùi rượu từ loại thuốc lá điện tử ông ta đang sử dụng khiến ông ta bị tội uống rượu lái xe. Aaron Galbraith, 35 tuổi, đã bị cảnh sát thử hơi thở vào cuối tháng mười hai năm trước sau khi xe của ông ta bị mất điều khiển. Gabraith, cảnh sát ở đó đã nói ông ta đang bước đi rất loạng choạng và lời lẽ không rõ ràng đã không qua được bài kiểm tra và bị đưa tới đồn cảnh sát. Tuy nhiên, ông ta không thừa nhận mình đãu uống rượu dù nồng đồ cồn đã gấp đôi ngưỡng cho phép.

Lý luận của Galbraith dựa trên chứng minh khoa học có một số tinh dầu có chứa một lượng cồn nhỏ để tạo vị, và ngần đó đã ở trong đường hô hấp của ông ta suốt mười lăm phút trước bài kiểm tra. Khi được hỏi, chuyên gia tư vấn Michael Walker đã trả lời rằng khả năng này hầu như không thể xảy ra.
Galbraith đã bị buộc tội uống rượu lái xe, bị thu bằng lái trong ba năm và phải nộp 300 bảng tiền phạt.

Không chỉ các bạn mới chơi vape mà ngay cả nhiều bạn đã chơi thuốc lá điện tử shisha hay vape lâu nay còn chưa hiểu Vape là gì ? Trong bài này Vape Hải Phòng sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm Vape thông qua bài viết dưới đây.

VAPING LÀ GÌ?

Vape là gì có lẽ là câu hỏi mà chúng ta hay bị hỏi nhất hàng ngày. Câu hỏi đó cũng hay được hỏi kèm với các câu hỏi kiểu dạng như: - Vape có hại không? - Nó có chứa lá thuốc không? - Vape có an toàn hơn thuốc lá không? Câu trả lời đại khái có lẽ bạn cũng có thể hình dung ra, nhưng dưới đây là câu trả lời định nghĩa vape là gì? 

 ĐỊNH NGHĨA VAPE 

Vape có thể định nghĩa là hành động hít một lượng hơi nước thông qua một thiết bị tạo khói cá nhân. Vape hay thuốc lá điện tử có thể được coi như dạng thay thế cho thuốc lá. Nó giống như hút thuốc nhưng loại trừ được một số tác hại hay ảnh hưởng xấu gây ra từ thuốc lá như: không hôi miệng, hơi thở không có mùi, không gây tác hại từ lá thuốc lá, không có tàn thuốc, ít gây khả năng mắc ung thư và các bệnh khác liên quan, đặc biệt không ảnh hưởng đến người xung quanh. Nói một cách dễ hiểu hơn, vape là tên gọi được đặt cho việc sử dụng vaporizer (thiết bị dùng để vape). Quá trình này bao gồm việc sử dụng nhiệt cao để tạo ra hơi nước từ thuốc dạng chất lỏng (e-liquid). Người sử dụng vape, được gọi là các vaper (còn nếu hút thuốc lá thông thường thì gọi là các smoker).

:>>> Nhà cung cấp bán tinh dầu Vape Nga 

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VAPE 

Trái ngược với những gì nhiều người trong chúng ta nghĩ, vaping “ra đời” từ khoảng 5 thập kỷ trước (chính xác là năm 1960). Ở thời đó vape không giống như phiên bản hiện nay - nghĩa là vaporizers thời đó không dễ dàng bỏ túi như phiên bản thời hiện đại. Nó khá cồng kềnh và chỉ có thể để trên bàn. Thiên tài phát minh ra thiết bị này là Hon Lik, một dược sỹ người Trung Quốc lấy cảm hứng từ cái chết do bệnh ung thư phổi của cha mình. Ông gọi thiết bị này là Ruyan, tạm dịch là “giống như hút thuốc/ giống như khói” (like smoke). Ruyan trở nên thịnh hành, và dần dần chiếm lĩnh thị trường Mỹ vào những năm 2000, và sau đó, từ “vape” ra đời. 

CẤU TRÚC CỦA MỘT THIẾT BỊ VAPE (VAPORIZER) 

2 
Cấu trúc Vape

Vaporizer gồm các bộ phận nhỏ ghép lại với nhau, bao gồm: 

 - Thân máy: là thiết bị có chứa pin để cung cấp nhiệm vụ cung cấp nguồn điện lên đầu đốt và có thể được sạc thông qua cổng USB. 

 - Đầu đốt: là nơi chứa tinh dầu và có nhiệm vụ tiếp nhận nguồn tiện từ thân máy để làm nóng đầu đốt, sau đó sẽ làm bốc hơi tinh dầu. 

- Tinh dầu: Hay còn được gọi là e-juice/ e-liquid, là thành phần tạo vị để hút. Đây là dạng chất lỏng tạo nên từ nước và các thành phần khác, bao gồm cả nicotine. Nó có thể không vị hoặc có các vị khác nhau, hiện giờ đã có hàng trăm vị cho bạn lựa chọn. E-liquid bao gồm các thành phần như: Vegetable glycerin (VG), Propylene Glycol (PG), nicotine và hương liệu. Những thành phần này sẽ được chuyển thành dạng hơi nước dưới sự trợ đốt nóng của đầu đốt.